Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng Đông y

Bên cạnh chữa suy giãn tĩnh mạch theo Tây y, điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng Đông y cũng là liệu pháp được nhiều người áp dụng. Phương pháp này không chỉ an toàn mà còn mang lại hiệu quả tốt. Cùng tham khảo một số liệu pháp Đông y giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách dùng thuốc và không dùng thuốc.

Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân không dùng thuốc

Phương pháp này thường được áp dụng cho người mới phát hiện bệnh hoặc bị suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn nhẹ. Biểu hiện của bệnh có thể được cải thiện nhờ thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn, duy trì cân nặng hợp lý, thường xuyên tập khí công, xoa bóp, bấm huyệt cho chân.

Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc

Đào hồng tứ vật gia giảm – bài thuốc cổ phương trị suy giãn tĩnh mạch

Những nguyên liệu cần thiết cho bài thuốc này gồm:

Xích thược:  20g                                  Đương quy:  20g

Hồng hoa: 15g                                     Xuyên khung: 15g

Đào nhân: 16g                                       Sinh địa: 15g

Thục địa: 10g                                        Hòe hoa: 20g

Hoàng kỳ: 12g                                      Đan sâm: 20g

Cách dùng: cho 1,5 lít nước sạch vào thang thuốc. Đun sôi sau đó đun nhỏ lửa cho sôi lăn tăn trong 45-60 phút. Chắt thu hồi được khoảng 0,5 lít thuốc. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút, uống khi còn ấm. Nếu nguội hâm lại hoặc cho thêm chút nước sôi. Uống ngày 1 thang, uống liên tục trong 30 ngày.

Kiêng kỵ: Trong thời gian uống thuốc, không ăn đồ cay nóng, kích thích (ớt, hạt tiêu, hành tỏi sống, bia rượu, thuốc lá, chè đặc, cà phê).

Hộ Mạch An –Kế thừa từ bài thuốc cổ phương

  • Thành phần:

Nhân sâm              : 80mg                   Cao Hoàng kỳ       : 80mg

Cao Hòe hoa          : 60mg                   Cao Đương quy     : 50mg

Cao Địa long         : 30mg                   Cao Xích thược      : 30mg

Cao Đào nhân        : 20mg                   Cao Bạch thược     : 20mg

Cao Xuyên khung : 20mg                   Cao Hồng hoa       : 15mg

  • Công dụng:
  • Giúp hoạt huyết, tán ứ, bền thành mạch.
  • Hỗ trợ trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch, suy giãn mạch máu, tắc nghẽn mạch máu chi, tê bì chân tay.
  • Đối tượng sử dụng:
  • Dùng cho người bị tê nhức chân tay, nặng phù chân, mỏi chân do suy giãn mạch chân, suy giãn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch mạng nhện ở chân, tắc nghẽn mạch máu chi.
  • Người có yếu tố nguy cơ bệnh lý mạch máu như thường xuyên trong tư thế đứng lâu, ngồi lâu, hoạt động chân tay có cường độ cao, béo phì, cao huyết áp, ít vận động, xơ vữa mạch máu.
  • Tác dụng dược lý của các dược liệu:
  • Nhân sâm: có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào các kinh: tỳ, phế, tâm, có tác dụng đại bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, sinh tân, an thần, bổ tỳ ích phế.

Thành phần chủ yếu tạo nên tác dụng dược lý có trong rễ sâm là các saponin triterpen được gọi là ginsennosid

Trong hệ tuần hoàn, Nhân Sâm có tác dụng tăng cường sức co bóp của tim, từ đó tăng tạo lực hút máu từ tĩnh mạch (đặc biệt là những tĩnh mạch xa như tĩnh mạch chi dưới) và lực đẩy máu giàu oxy, dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

  • Hoàng kỳ: có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ khí, thăng dương, liễm hãm, lợi tiểu, giải độc

Hoàng kỳ có các tác dụng dược lý như: Tăng cường miễn dịch, kích thích phát triển cơ thể, bảo vệ gan, chống viêm, kháng khuẩn.

Tác dụng trên tim: tăng tính co bóp tim bình thường, nếu suy tim thì tác dụng càng rõ

Tác dụng giãn mạch, nên làm cho máu tới các cơ quan nhiều hơn. Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ sự giãn thành mạch và hiện tượng thẩm thấu huyết tương qua mao mạch. Hoàng kỳ còn chống lại sự vỡ hoặc giãn mao mạch do chiếu tia X.

  • Hòe hoa: có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyế Trong y học hiện đại, nụ hòe và rutin được dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết, đề phòng tai biến do mạch máu bị xơ vữa, giòn dễ vữa, khi có biểu hiện về tổn thương mao mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết võng mạc, xuất huyết có liên quan đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Còn dùng chữa bệnh tăng huyết áp thể vừa và nhẹ, hạn chế được sự xuất hiện chảy máu não nhờ củng cố được thành mạch, giảm khả năng sinh ra các vi túi phình là nơi xung huyết dễ vỡ. Do đó, người cao tuổi bị tăng huyết áp nên dùng hòe. Ngoài tác dụng điều trị đối với các rối loạn mạch máu do tăng huyết áp, hòe còn được dùng cho xơ vữa động mạch, bệnh mạch do đái tháo đường, bệnh võng mạc và thiểu năng tuần hoàn não.
  • Tăng cường sức đề kháng, tăng trương lực tĩnh mạch, củng cố sức bền thành mạch do đó hạn chế được hiện tượng bị suy tĩnh mạch lúc tuổi già
  • Chống viêm
  • Bảo vệ cơ thể chống chiếu xạ
  • Hạ huyết áp, hạ cholesterol máu
  • Cầm máu
  • Chống kết tập tiểu cầu, tránh hình thành cục máu đông gây tắc mạch
  • Đối với cơ tim thể hiện tác dụng cường tim
  • Đương quy: có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơi, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng. Đương quy có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu. Hiệu quả của đương quy trong điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối có thể liên quan với tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và giải phóng serotonin từ tiểu cầu. Nhiều nghiên đã chứng minh có mối liên quan giữa công năng tăng cường tuần hoàn não và điều trị ứ trệ máu của đương quy theo y học cổ truyền với việc điều trị những bệnh chẩn đoán theo tây y như bệnh tim mạch, bệnh viêm mạch tạo huyết khối nghẽn.
  • Xích thược: có vị đắng, tính bình, có tác dụng làm mát, hoạt huyết, thông mạch, làm tan máu ứ tụ, có tác dụng chống viêm, giảm đa Xích thược được dùng phối hợp với các dược liệu khác trong các bài thuốc chữa chảy máu dưới da; viêm tắc mạch máu
  • Đào nhân: có vị đắng, ngọt, tính bình, vào các kinh: tâm, can, có tác dụng ức chế sự đông máu, phá huyết, hoạt huyết từ đó giúp máu lưu thông đi nuôi các cơ quan trong cơ thể được tốt hơn, nhất là ở chi dưới.
  • Địa long: có vị mặn, hơi tanh, tính lạnh, không độc, vào 3 kinh: tỳ, vị, thận. Địa Long có nhiều công dụng như hạ nhiệt, an thần, giãn phế quản, hạ huyết áp chậm mà lâu dài. Trên hệ tim mạch, nhờ hoạt chất chính là Lumbritin, Địa Long có tác dụng phá huyết.
  • Bạch thược: Bộ phận dùng là rễ, Bạch Thược có vị đắng chua, hơi chát, vào 3 kinh: can, tỳ, phế. Bạch Thược có tác dụng bình can, chỉ thống, dưỡng huyết, điều kinh, liễm âm, chỉ hàn, tiêu viêm, làm mát, lợi tiểu. Dùng trong các trường hợp lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não.
  • Xuyên khung: có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 3 kinh: can, đởm, tâm bào. Xuyên khung có tác dụng hành khí, điều kinh, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Trên hệ tim mạch, với thành phần hoá học là Ligustrazin, có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu, dự phòng tạo cục máu đông ở mạch máu, tăng nhịp tim và tăng lưu lượng máu, giảm cholesterol máu.
  • Hồng hoa: có vị cay, tính ấm, vào hai kinh tâm và can, có tác dụng thông kinh, phá ứ huyết, sinh huyết, hoạt huyết. Một số nghiên cứu cho thấy, Hồng hoa có tác dụng giảm mức cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Call Now Button