1. Tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là một trong ba loại mạch máu chính của cơ thể gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Khác với chức năng của động mạch là đưa máu có chứa các chất dinh dưỡng, oxygen, hormone, các tế bào máu từ tim đến khắp nơi trong cơ thể, thì tĩnh mạch với chức năng mang máu từ các mao mạch có chứa carbondioxid, chất thải từ quá trình chuyển hoá về lại tim.

Dù thực hiện chức năng riêng biệt, từng mạch máu sẽ có cấu tạo giống và khác nhau sao cho phù hợp.

ĐỘNG MẠCH TĨNH MẠCH
–      Lớp áo trong nằm trong cùng được cấu tạo bởi các tế bào nội mô dẹt.

–     Lớp áo giữa gồm các sợi cơ trơn và các sợi chun.

–     Lớp áo ngoài do các tổ chức liên kết sợi tạo nên.

–      Khác biệt: Lớp áo trong có các van tĩnh mạch. Đây là những nếp chập đôi của lớp áo trong, có tác dụng cho máu chảy theo một chiều, chống chảy ngược.

–      Thành tĩnh mạch mỏng hơn và có độ đàn hồi kém hơn do lớp áo giữa mỏng hơn (do ít cơ trơn).

 

2.Hệ tĩnh mạch chi dưới

Đây là phần tĩnh mạch dễ xuất hiện bệnh lý, với hệ thống tĩnh mạch dày đặc gồm 3 nhóm chính:

–    Tĩnh mạch sâu: tĩnh mạch chày, kheo, đùi, vận chuyển 90% lưu lượng máu tĩnh mạch 2 chân.
–    Tĩnh mạch nông: tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé, chỉ vận chuyển 10% lưu lượng.
–    Tĩnh mạch xuyên: vận chuyển máu từ tĩnh mạch nông vào tĩnh mạch sâu.

3. Máu từ tĩnh mạch chi dưới về tim như thế nào?

Để trở về tim, máu từ tĩnh mạch chi dưới phải nhờ đến:

(1) Lực đẩy từ động mạch, lực hút do tim co bóp.

(2) Áp lực âm trong lòng ngực hút máu về tim.

(3) Sự co bóp của các khối cơ cẳng chân (“bơm cơ”), ép vào các tĩnh mạch sâu và đẩy máu đi về tim.

(4) Hệ thống van một chiều trong lòng tĩnh mạch, giúp máu chảy từ dưới lên trên, từ nông vào sâu và giữ không cho máu chạy ngược dòng.

Call Now Button