Nhân Sâm
Tên khoa học là Panax ginseng, thuộc họ Nhân Sâm – Araliaceae.
Nhân Sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, tác động vào các kinh: tỳ, phế, tâm. Nhân Sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, sinh tân, an thần, bổ tỳ ích phế.
Trong hệ tuần hoàn, Nhân Sâm có tác dụng tăng cường sức co bóp của tim, từ đó tăng tạo lực hút máu từ tĩnh mạch (đặc biệt là những tĩnh mạch xa như tĩnh mạch chi dưới) và lực đẩy máu giàu oxy, dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Hoàng Kỳ
Tên gọi khác như: Vương Tôn (Dược Tính Bản Thảo), Hoàng Thị (Bản Thảo Cương Mục),…
Tên khoa học: Astragalus membranaceus, thuộc họ Đậu – Fabaceae.
Với bộ phận dùng là rễ, Hoàng Kỳ có vị ngọt, tính ôn với tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ gan. Trên tim mạch, Hoàng Kỳ có tác dụng làm tăng tính co và biên độ co.
Hoè hoa
Tên khoa học là: Sophora japonica, thuộc họ Đậu – Fabaceae.
Hoè hoa có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Trong bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, Hoè Hoa giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mạch máu, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu bị tổn thương, cầm máu, chống kết tập tiểu cầu, chống viêm, hạ cholesterol máu, cường tim.
Đương Quy
Tên gọi khác: Tần Quy, Can Quy.
Tên khoa học: Angelica sinensis, thuộc họ Hoa tán – Apiaceae.
Đương Quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơi, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng. Nhiều nghiên đã chứng minh có mối liên quan giữa công năng tăng cường tuần hoàn não và điều trị ứ trệ máu của đương quy theo y học cổ truyền với việc điều trị những bệnh chẩn đoán theo tây y như bệnh tim mạch, bệnh viêm mạch tạo huyết khối nghẽn.
Xích Thược
Tên gọi khác như: Mẫu Đơn Đỏ.
Tên khoa học: Paeonia veitchii, thuộc họ Hoàng Liên – Ranunculaceae.
Xích Thược có vị đắng, tính bình có tác dụng làm mát, hoạt huyết, thông mạch, làm tan máu ứ tụ. Paeoniflorin là thành phần chủ yếu của Xích Thược, có tác dụng ức chế thần kinh, chống co thắt giảm đau và chống viêm.
Đào
Bộ phận dùng: Nhân hạt quả Đào nên có tên gọi là Đào Nhân.
Tên khoa học: Prunus persica, thuộc họ Hoa Hồng – Rosaceae.
Đào Nhân có vị đắng, ngọt, tính bình, vào các kinh: tâm, can, có tác dụng ức chế sự đông máu, phá huyết, hoạt huyết từ đó giúp máu lưu thông đi nuôi các cơ quan trong cơ thể được tốt hơn, nhất là ở chi dưới.
Địa Long
Tên khoa học: Pheretima asiatica, thuộc họ Giun đất – Megascolecidae.
Địa Long có vị mặn, hơi tanh, tính lạnh, không độc, vào 3 kinh: tỳ, vị, thận. Địa Long có nhiều công dụng như hạ nhiệt, an thần, giãn phế quản, hạ huyết áp chậm mà lâu dài. Trên hệ tim mạch, nhờ hoạt chất chính là Lumbritin, Địa Long có tác dụng phá huyết.
Bạch Thược
Tên gọi khác: Mẫu Đơn Trắng.
Tên khoa học: Paeonia lactiflora, thuộc họ Mao Lương – Ranunculaceae.
Bộ phận dùng là rễ, Bạch Thược có vị đắng chua, hơi chát, vào 3 kinh: can, tỳ, phế. Bạch Thược có tác dụng bình can, chỉ thống, dưỡng huyết, điều kinh, liễm âm, chỉ hàn, tiêu viêm, làm mát, lợi tiểu. Dùng trong các trường hợp lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não.
Xuyên Khung
Tên khoa học: Ligusticum wallichii, thuộc họ Hoa tán – Apiaceae.
Xuyên Khung có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 3 kinh: can, đởm, tâm bào. Xuyên Khung có tác dụng hành khí, điều kinh, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Trên hệ tim mạch, với thành phần hoá học là Ligustrazin, có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu, dự phòng tạo cục máu đông ở mạch máu, tăng nhịp tim và tăng lưu lượng máu.
Hồng Hoa
Tên khoa học: Carthamus tinctorius, thuộc họ Cúc – Asteraceae.
Hồng Hoa có vị cay, tính ấm, vào hai kinh tâm và can, có tác dụng thông kinh, phá ứ huyết, sinh huyết, hoạt huyết. Một số nghiên cứu cho thấy, Hồng Hoa có tác dụng giảm mức cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Nhà sản xuất
NHÀ SẢN XUẤT:
Công ty TNHH Medistar Việt Nam
NHÀ PHÂN PHỐI:
Công ty TNHH SX TM DV GPHARM
Địa chỉ: Số 193 Nguyễn Văn Luông, Phường 11, Quận 6, TP HCM