Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh thầm lặng, có diễn tiến chậm. Tuy nhiên, khi biến chứng, bệnh sẽ phát triển rất nhanh, gây ra hiện máu đông, tắc mạch máu. Quá trình điều trị giãn tĩnh mạch chân thường kéo dài. Việc sử dụng thuốc tây, hay phẫu thuật đều khiến sức khỏe bệnh nhân bị ảnh hưởng. Do vậy, sử dụng các thảo dược điều trị suy giãn tĩnh mạch là lựa chọn tối ưu cho nhiều người.
Những thảo dược hoạt huyết – hóa ứ – bền thành mạch
Nhiều dược liệu được dùng trong bài “Đào hồng tứ vật thang” như Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung được phối hợp nhằm hoạt huyết, phá huyết ứ, dưỡng huyết, giúp máu lưu thông tốt, tránh ứ trệ, tránh hình thành huyết khối. Nay được gia thêm Nhân sâm, Hòe hoa, Hoàng kỳ, Bạch thược, Địa long giúp tăng độ bền thành mạch, tránh suy giãn tĩnh mạch, dùng trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch, suy giãn mạch máu, tắc nghẽn mạch máu chi, tê bì chân tay.
Giấm táo
Có thể chế biến giấm táo bằng cách: Dùng táo đỏ, táo mèo và đường theo tỷ lệ 2:1:2 để chung trong một lọ thủy tinh, vặn chặt nắp để tránh tình trạng không khí đi vào làm hỏng quá trình lên men, tạo giấm. Lưu ý khi ngâm táo cần được thái lát mỏng. Sau 6 tuần, có thể đem ra sử dụng.
Đem thoa một chút giấm táo lên vùng tĩnh mạch giãn và chà xát nhẹ nhàng 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để giảm sự khó chịu do giãn tĩnh mạch gây ra.
Cũng có thể kết hợp uống giấm táo pha loãng với nước ấm theo tỉ lệ 1 thìa giấm táo hòa với 150ml nước ấm, tránh dùng cho người bị viêm loét dạ dày hoặc bị rối loạn tiêu hóa.
Hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc vạn thọ được biết với đến với sự dồi dào của thành phần flavonoid và vitamin C, hai dược chất có tác dụng tăng tuần hoàn máu, cải thiệt tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Hoa cúc vạn thọ có thể tìm thấy ở nhiều vùng quê vì khả năng sống ở mọi khí hậu địa hình.
Cách chế biến hoa cúc vạn thọ chữa suy giãn tĩnh mạch: Chọn 5 hoặc 6 bông cúc có trọng lượng khoảng 300gam đem rửa sạch rồi đun với 500ml nước trong thời gian 5 phút, sau đó dùng bông y tế hoặc vải thấm nước nhúng vào dung dịch và đắp lên vùng bị bệnh từ 7-10 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày kết hợp với việc uống trà hoa cúc thay nước hằng ngày để giảm sự khó chịu do giãn tĩnh mạch gây ra.
Tỏi
Tỏi là gia vị quen thuộc trong những bữa ăn, nhưng trong các bài thuốc đông y và thuốc nam, thì tỏi được xem như thảo dược có nhiều công dụng. Tỏi chữa đau dạ dày, chữa ho, điều trị cảm cúm, đặc biệt đối với người bị suy giãn tĩnh mạch, tỏi cũng được xem là vị cứu tinh.
Theo ghi nhận của tài liệu y khoa, trong tỏi có nhiều allicin – một chất kháng viêm hữu ích. Allicin – giúp giảm viêm, loại bỏ các chất độc có trong mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả.
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng tỏi: Thái lát 5 hoặc 6 tép tỏi, ngâm vào lọ thủy tinh cùng với nước cốt của 3 trái cam; bỏ thêm 2 thìa dầu ô liu. Đậy kín trong vòng 12 ngày. Sau thời gian ngâm, lấy 1 ít hỗn hợp xoa đều trên vùng da bị giãn mạch.
Có thể dùng tỏi trong bữa ăn hằng ngày giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp máu lưu thông tốt.
Ớt sừng
Theo y học cổ truyền, ớt sừng có tác dụng ôn trung, tán hàn, kiện tỳ, chỉ thống. Trong ớt chứa 0.01 – 0.1% hoạt chất nóng, đỏ – Capsaicin. Chất capsaicin giúp tăng lưu thông máu, tan máu ứ đọng, giảm đau nên có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tuy có tác dụng tốt nhưng ớt sừng không được khuyến khích sử dụng với liều lượng cao thường xuyên vì tác dụng kích thích niêm mạc, gây nóng rát, viêm dạ dày – tá tràng.
Các thảo dược trên là phương pháp trong dân gian dùng trong suy giãn tĩnh mạch. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.