Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống thì bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi cũng được khuyến cáo nên vận động cơ thể thường xuyên và chăm tập thể dục để kích thích sự tuần hoàn máu. Tuy vậy, việc vận động như thế nào, với tần suất, cường độ bao nhiêu cũng cần phải hết sức thận trọng để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh và tránh nguy cơ bị biến chứng.

Dưới đây là một số các môn thể thao mà người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi nên thực hiện để giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cũng như hạn chế sự tiến triển của bệnh.

1. Đi bộ tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

Đi bộ là môn thể thao khá nhẹ nhàng, đơn giản nhưng lại có rất nhiều ích lợi đối với sức khỏe.

Với những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch thì môn thể thao này còn mang lại nhiều hiệu quả trong việc giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh. Việc đi bộ sẽ giúp vận động hệ cơ xương khớp, kích thích quá trình lưu thông máu hiệu quả, từ đó giúp giảm tình trạng ứ máu ở những người suy giãn tĩnh mạch. Cùng với đó, đi bộ còn giúp làm tăng tần số hô hấp, góp phần tập luyện tim và phòng ngừa nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu ở những bệnh nhân này.

suy giãn tĩnh mạch 1
Đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Trong thời gian đầu tập luyện, có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy các triệu chứng như tê bì, nhức mỏi,… có xu hướng tăng nặng hơn – đây là hiện tượng bình thường. Về sau, các triệu chứng này sẽ dần được cải thiện.

Các bác sĩ chuyên khoa đưa ra lời khuyên, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất mọi người nên đi bộ bằng giày mềm hoặc với giày thể thao trên bãi cỏ, nền đất phẳng, nền cát.  Đồng thời nên đi bộ với tần suất và cường độ phù hợp, không nên đi quá quá sức. Tổng thời gian đi bộ tốt nhất là 30 phút/ngày, tối thiểu nên đi trên 10 phút/ngày

2. Bơi lội

Bơi lội cũng là môn thể thao rất phù hợp với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Khác với đi bộ, bơi lội sẽ khiến toàn bộ các cơ của cơ thể đều được vận động. Điều này cũng sẽ kích thích sự lưu thông khí huyết hiệu quả. Bên cạnh đó, với tư thế bơi nằm ngang, tĩnh mạch sẽ đưa máu trở về tim hiệu quả hơn so với tư thế đứng. Từ đó, giúp giảm tình trạng ứ máu, giảm các triệu chứng đau nhức, tê bì, nặng nề do suy giãn tĩnh mạch gây ra.

suy giãn tĩnh mạch 2
Bơi lội giúp tuần hoàn máu tốt nhờ đó giảm các triệu chứng tê bì, nặng nề

Theo khuyến cáo, bệnh nhân nên tham gia bơi lội khoảng 3 đến 4 lần một tuần sẽ đem đến hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh

3. Đạp xe đạp

Một môn thể thao khác cũng rất có ích đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chính là đạp xe đạp. Đi xe đạp chủ yếu có tác dụng giúp di chuyển linh hoạt cổ chân của người bệnh. Vì thế sẽ giúp cho việc lưu thông máu huyết trong tĩnh mạch chi dưới sẽ trở nên dễ dàng hơn, đồng thời giúp giảm áp lực trong lòng tĩnh mạch và cải thiện chứng giãn tĩnh mạch tại vùng cổ chân.

Cần chú ý rằng, việc đạp xe không đúng cách có thể làm tổn thương “vùng kín” của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần hết sức thận trọng khi đạp xe, không nên đạp xe quá lâu, nên mặc quần áo bảo hộ thích hợp và chọn xe đạp phù hợp với dáng người.

suy giãn tĩnh mạch 2
Đạp xe giúp tăng khả năng lưu thông máu trong tĩnh mạch  chi dưới

4. Vậy nếu bệnh nhân không có thời gian tập luyện thì phải làm sao?

Trong trường hợp ít có thời gian để luyện tập, bệnh nhân có thể thực hiện một số bài tập dễ dàng sau:

+ Vận động cổ chân: Cố gắng vận động cổ chân bằng cách xoay tròn vùng mắt cá chân, tích cực di chuyển chân,… bất kỳ khi nào có điều kiện (đặc biệt là khi ngồi làm việc tại văn phòng, khi đứng tại một chỗ,…) nhằm kích thích sự lưu thông máu tại đây.

+ Tập  hít thở sâu và đều đặn: Việc hít thở sâu sẽ giúp cơ bụng vận động – điều này cũng kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể, đồng thời giúp giảm áp lực máu trong tĩnh mạch hiệu quả.

Bên cạnh việc tập luyện để kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể, có thể sử dụng thêm các sản phẩm phối hợp các thảo dược có tác dụng bền thành mạch, tăng lưu thông khí huyết, giảm các triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Call Now Button